Cloud Server vào năm 2011 theo thống kê của Microsoft, chỉ có 29% doanh nghiệp vừa và nhỏ (small and midsize businesses – SMB) tại Hoa Kỳ sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Service). Thế nhưng hiện tại câu chuyện đã rất khác.
Các chuyên gia tại Forbes năm ngoái đã đưa ra dự đoán sẽ có tới 78% SMB tại Hoa Kỳ sử dụng dịch vụ Cloud Server vào năm 2020. Thị trường Cloud Server dành cho SMB tại đây cũng sẽ tăng trưởng từ 43 tỷ USD trong năm 2015 lên 55 tỷ USD vào năm 2016. Những con số này cho thấy việc sử dụng Cloud Server không còn là một xu hướng đang lên mà đã trở thành một phần quan trọng trong hệ thống IT của các SMB.
Nhu cầu quá lớn trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại là động lực khiến các SMB mạnh tay sử dụng các dịch vụ Cloud Server. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud Server cũng cải tiến không ngừng để giảm mức độ phức tạp trong giao diện người dùng – rào cản lớn nhất giữa họ và SMB trong những năm gần đây. Điều này khiến cho thị trường Cloud Server hứa hẹn sẽ còn bùng nổ trong thời gian tới.
Những lợi ích mà Cloud Server đem lại cho doanh nghiệp, đặc biệt là SMB ngày càng được thể hiện rõ ràng. Dưới đây là 5 lợi ích lớn nhất có thể liệt kê:
1. Chi phí hợp lý
Giá cả hấp dẫn và phương thức thanh toán linh hoạt (theo tháng hoặc theo năm) là những ưu điểm khiến SMB cảm thấy hài lòng khi lựa chọn sử dụng Cloud Server. Ngoài ra, hầu hết các dịch vụ Cloud Server đều có nhiều mức phí khác nhau cho từng cấp độ sử dụng dịch vụ, cho phép các doanh nghiệp chỉ phải trả cho những gì họ thực sự cảm thấy cần thiết. Chẳng hạn theo tính toán, một doanh nghiệp với 10 nhân viên sẽ tiết kiệm được 350$/ tháng – tương đương 4.200$/ năm nếu sử dụng hệ thống quản lý khách hàng (CRM) trên Cloud Server. Những chi phí tiết kiệm được bao gồm phần cứng hệ thống, bảo trì và bản quyền phần mềm.
2. Sự linh hoạt
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server đều có thời gian dùng thử dành cho khách hàng. Không chỉ miễn phí, trong thời gian này khách hàng có thể linh hoạt thay đổi loại hình dịch vụ hoặc đổi sang nhà cung cấp khác mà không ảnh hưởng gì đến tình hình kinh doanh. Đây cũng là điều mà các nhà cung cấp muốn khách hàng làm trước khi kí kết hợp đồng, bởi họ có thể đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng với nền tảng đang dùng và xem xét nhu cầu của khách hàng có phù hợp với nền tảng đó hay không.
3. Khả năng mở rộng
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp đó là mở rộng kinh doanh. Tuỳ vào từng mức độ phát triển của công ty, bạn có thể nâng cấp dịch vụ cloud phù hợp. Công nghệ Cloud Server cho phép thêm các tính năng cũng như mở rộng dữ liệu người dùng ngay lập tức trong khi hệ thống vẫn đang vận hành ổn định. Chẳng hạn, với Google Apps for Work, quản trị viên có thể nhanh chóng khởi tạo email, cấp quyền truy cập dữ liệu cho nhân viên mới mà không cần cài đặt bất cứ software nào. Thời gian trung bình để nhập 5 thành viên mới vào hệ thống chỉ dưới 10 phút.
4. Tính di động
Cloud Server cung cấp khả năng truy cập dữ liệu và làm việc mọi nơi, trên mọi thiết bị cho tất cả các nhân viên trong công ty. Dịch vụ này cũng không yêu cầu cài đặt phần mềm, việc cần làm chỉ là login vào website trên một thiết bị nào đó. Chẳng hạn, công ty Advisori cho biết họ có thể nhanh chóng truy cập thông tin nội bộ ngay cả khi đang ngồi ở một quán café hay nơi công cộng nhờ sự kết hợp giữa Google Apps for Work, hệ thống quản lý khách hàng Hubspot và Asana.
5. Làm việc nhóm hiệu quả
Cloud Server cho phép nhiều nhân viên hoặc khách hàng có thể truy cập và chỉnh sửa dữ liệu cùng lúc, đem đến phương thức phối hợp và làm việc nhóm hiệu quả chưa từng có từ trước đến nay. Sự hợp tác trơn tru là cơ sở để công việc kinh doanh của bạn trở nên thành công hơn cả mong đợi, ví dụ cụ thể là một công ty sản xuất túi da và phụ kiện có thể kết hợp các chi tiết thiết kế của nhân viên tại ba nước Australia, Trung Quốc và Italia với nhau bằng cách cho phép họ sử dụng Google Hangouts và Google Apps for Work để phối hợp và trao đổi khi thiết kế, dù họ ở cách xa nhau hàng chục ngàn km.
Tham khảo thêm thông tin giải pháp CLOUD tại: http://giaiphapCloud.com/